Đôi lúc bạn cảm thấy đầu óc trống rỗng, tư duy trì trệ và dường như bất lực trước các vấn đề,
điều đó không phải do khả năng tư duy bị giới hạn mà là do bạn chưa
biết cách làm cho nó trở nên sắc bén hơn. Hãy tham khảo 9 gợi ý sau đây.
1. Chọn thời gian phù hợp
Đa số người lớn tuổi
thường suy nghĩ sáng suốt hơn vào buổi sáng, trong khi những người trẻ
lại thường minh mẫn hơn vào buổi chiều. Do đó, hãy cố gắng tìm ra những
“khoảnh khắc vàng” của bộ não và để dành chúng cho những công việc đòi
hỏi tư duy nhiều nhất. Hãy dành một thời gian tối thiểu trong ngày cho
việc rèn luyện cơ thể. Bạn sẽ thấy điều này không vô ích.
2. Viết ra những gì chợt đến trong đầu
Luôn luôn mang theo sổ
và bút, hoặc bất cứ phương tiện nào giúp bạn ghi lại những gì nhìn
thấy, nghe thấy mà bạn cho là quan trọng hoặc những ý tưởng chợt đến.
Hơn 99% những điều này có thể là vô dụng, nhưng 1% còn lại sẽ khiến bạn
trở thành thiên tài. Và bạn sẽ không thể nhớ được chúng nếu không ghi
lại.
3. Xây dựng kiến thức mới trên nền tảng những gì đã có
Mỗi khi nhận được những
thông tin mới, hãy liên hệ chúng với những gì bạn đã biết. Đó là phương
pháp tối ưu khiến cho những kiến thức mới không bị rơi rụng và những
hiểu biết đã có không bị lạc hậu.
4. Luôn luôn thực hành
Một nghiên cứu do Viện
nghiên cứu lão khoa Mỹ tiến hành cho thấy, việc thực hành thường xuyên
trên một số lĩnh vực đã khiến khả năng nhận thức và trí nhớ ở những
người 70 tuổi làm việc tốt hơn lúc họ 60. Vì vậy, hãy thường xuyên thực
hành kiến thức của mình từ khi bạn còn trẻ.
5. Kết bạn với những người thông minh
Đừng bao giờ bỏ qua cơ
hội kết bạn với những người có khả năng tư duy cao hơn bạn. Quan sát
cách họ giải quyết vấn đề và suy nghĩ về điều đó, bạn sẽ rút ra cho
mình được nhiều kinh nghiệm.
6. Học cách tập trung
Bạn đã bao giờ đột nhiên
quên tên một người chỉ sau khi gặp anh ta vài phút? Vấn đề không phải
trí nhớ mà là khả năng tập trung. Khi tiếp xúc với kiến thức mới hoặc
bắt đầu một công việc trí tuệ, hãy cố gắng gạt bỏ ra khỏi đầu mọi vấn
đề khác không liên quan. Nếu cảm thấy khó thực hiện, hãy tạo ra một môi
trường thuận lợi: Đóng cửa phòng, tắt điện thoại, yêu cầu người khác
không làm phiền.
7. Thư giãn
Một trong những biện
pháp thư giãn tốt nhất cho những người làm việc trí tuệ là nghe nhạc
Mozart. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh âm nhạc của ông vừa có tác dụng
thư giãn, giảm stress, vừa kích thích sự hình thành mối liên hệ phức
hợp giữa các phần của não. Khả năng trao đổi thông tin trong não nhờ
vậy trở nên hiệu quả hơn và tốc độ tư duy sẽ nhanh hơn.
8. Thử thách bản thân ở những lĩnh vực mới
Khi gần cuối đời, họa sĩ
theo trường phái ấn tượng nổi tiếng Henri Matisse đã chuyển từ việc
sáng tác bằng cọ sang dùng kéo. Nhiều tác phẩm tranh cắt giấy của ông
ra đời trong thời gian này đã trở thành kiệt tác nhờ có được phong cách
thể hiện mới mẻ đến không ngờ.
Bài học rút ra là đừng bao giờ ỷ lại vào kinh nghiệm. Kinh nghiệm có
thể làm cho bạn trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực nhưng cũng có
thể khiến bạn trở nên cổ hủ, lạc hậu trước sự biến đổi của thời cuộc.
Vì vậy, từ khi còn trẻ, hãy tìm cơ hội để thử thách khả năng ở những
lĩnh vự mới và đừng ngần ngại nếu phải làm lại từ đầu.
9. Rèn luyện cơ thể để bồi dưỡng tinh thần
Một tinh thần minh mẫn
chỉ có được trong một cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn đang chọn cho mình một
hình thức luyện tập thì aerobic có thể là quyết định đúng đắn. Nhiều
công trình nghiên cứu gần đây cho thấy aerobic có thể cải thiện đáng kể
khả năng làm việc trí óc.
Nguyên nhân có thể do các bài tập aerobic làm tăng lượng oxy và dưỡng
chất lên não, đồng thời kích thích sản sinh một hợp chất tự nhiên là
neurotrophin, vốn có tác dụng thúc đẩy các tế bào não phát triển. Vì
thế, dù bận rộn, hãy dành một thời gian tối thiểu trong ngày cho việc
rèn luyện cơ thể. Bạn sẽ thấy điều này không vô ích.
Theo Khoa Học và Đời Sống
No comments:
Post a Comment